Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Bí mật khó tin ở “ngân hàng” tinh trùng


 - Không thể “xuất quân”, “xuất quân” không đúng giờ, đúng chỗ hoặc “con giống” yếu… là những nguyên nhân khiến cho nhiều cặp vợ chồng không thể có con phải tìm đến “ngân hàng” tinh trùng để mong tìm lại hạnh phúc được làm cha, làm mẹ.
"Khôn nhà dại chợ"
Với vẻ bền ngoài cao 1,75 m, nặng 68 kg, M. mắc phải căn bệnh “khôn nhà dại chợ”. Dù đã lấy vợ đã gần 10 năm nhưng trong quan hệ chăn gối với vợ, M. không thể nào “xuất quân” được.
Cuộc sống vợ chồng trẻ lâu năm thiếu tiếng con trẻ khiến cho quan hệ ngày càng xấu đi, nhất là khi M. thổ lộ “bí mật chết người” với vợ rằng: "Khi ra ngoài M. hoàn toàn có thể xuất theo ý muốn, nhưng không hiểu tại sao ở nhà M. không thể làm được". 

“Góp vốn” và “vay vốn” ở ngân hàng tinh trùng


Ngân hàng tinh trùng ở Việt Nam đang trong tình trạng “kẹt vốn”, nhưng đã góp phần cho ra đời nhiều em bé khoẻ mạnh. Tôi đã gặp những người “góp vốn” và “vay vốn” ở ngân hàng tinh trùng và chứng kiến nhiều chuyện chưa từng thấy...
Tận thấy ngân hàng tinh trùng
Khảo sát mới nhất về tinh dịch đồ của các cặp vợ chồng đến khám hiếm muộn tại các bệnh viện chuyên khoa trên cả nước cho thấy có đến 24% trường hợp bệnh nhân có tinh trùng yếu và dị dạng; 10,1% quý ông không có tinh trùng.Trong tình trạng như vậy, nếu muốn có con, buộc những người muốn làm bố phải đi “mượn con giống”. Điều đó xem ra cũng không khó bởi bây giờ đã có ngân hàng tinh trùng cho họ “vay” mà không cần phải trả “vốn lẫn lãi”.

Những chuyện “xả”, hiến vốn ở ngân hàng tinh trùng



(Phunutoday) - Ngân hàng tinh trung đang là vị cứu tinh cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Chuyện không "xuất quân" được, chất lượng "hàng" yếu, hoặc không có tinh binh khiến nhiều đức lang quân khốn khổ. Không từ bỏ mơ ước có con nhiều gia đình đã tìm đến ngân hàng tinh trùng cầu cứu.

Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội nằm trên phố Tam Chinh, Hà Nội không đông đúc, sầm uất như những bệnh viện khác. Những căn phòng nhỏ xinh, sạch sẽ và yên tĩnh theo đúng nghĩa của bệnh viện. Đơn giản, bình lặng nhưng lại giúp cho bao cặp vợ chồng hiếm muộn. TS Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội chứng kiến bao hoàn cảnh, bao tình huống đáng nhớ trong những lần tiếp xúc với bệnh nhân và khách hàng.

NGÂN HÀNG TINH TRÙNG KHÁT 'VỐN'


Tại Việt Nam, tỷ lệ nam giới không có tinh trùng chiếm 5-10% trong số những ca vô sinh. Vì thế, nhu cầu là rất lớn nhưng các ngân hàng tinh trùng luôn trong tình trạng đói kém vì hầu như không có ai tự nguyện đi cho.

Lấy nhau được hơn 6 năm nhưng hai vợ chồng chị Khánh (Gia Lâm, Hà Nội) chưa có mụn con nào. Anh Khánh là con một trong nhà nên gánh nặng con cái càng đè nặng lên vai cả hai. Uống thuốc đông tây y đủ cả, thậm chí đi cầu trời, khấn phật tứ phương, cứ nghe chỗ nào thiêng là chị bắt chồng chở đi đến tận nơi. Có con theo cách tự nhiên không được, hai vợ chồng liền dành dụm tiền để đi thụ tinh trong ống nghiệm.
"Những tưởng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, ai dè đi khám bác sĩ kết luận ông xã không có tinh trùng. Bệnh viện cũng không có tinh trùng, bắt phải tự kiếm người cho. Giờ biết xin tinh trùng ở đâu ra, ai người ta cho", chị Khánh buồn bã nói.
Giờ đây, hai vợ chồng chị vừa tận dụng mọi mối quan hệ để mong có người cho tinh trùng, vừa gọi điện đến hỏi bệnh viện xem có ai cho tinh trùng không. Nhưng câu trả lời chị nhận được vẫn là không.

Ngân hàng tinh trùng lớn nhất Việt Nam